Tiếng trống làng mở đầu cho buổi lễ làm nao nức những người dân sống gần đình làng Lý Nhân Nam. Từ khi khánh thành đình làng vào năm ngoái thì nơi đây dĩ nhiên trở thành nơi tổ chức các sinh hoạt văn hóa truyền thống của người dân xã Nhân Trạch.
Bác Trương Xuân Thu, bí thư đảng bộ xã cho biết ngày 15 - 16 tháng Giêng âm lịch hằng năm, Đảng bộ và nhân dân làng Lý Nhân Nam (xã Nhân Trạch) sẽ tổ chức Lễ cầu yên và Lễ cầu mùa, với ý nghĩa cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, trời êm bể lặng, nhân dân ăn ra mần được, bội thu, no ấm, và yên bình. Theo lãnh đạo xã, cùng với phục dựng lại đình làng Lý Nhân Nam, các lễ hội truyền thống của một làng biển, đây là bước tiền đề để đề nghị lên trên xét duyệt Làng Lý Nhân Nam - xã Nhân Trạch là làng văn hóa.
![[Hình: 3f36706bdf0319c1bd96b8a37371cc47_40628462.image199.jpg]](https://example.com//687474703a2f2f6e69322e7570616e682e636f6d2f62362e7332352e64312f33663336373036626466303331396331626439366238613337333731636334375f34303632383436322e696d6167653139392e6a7067)
Đội văn nghệ truyền thống đang xếp chữ "Thiên" trong 4 cảnh xếp chữ "Thiên Hạ Thái Bình"
Sau đây là những hình ảnh về đội văn nghệ truyền thống đang biểu diễn bài múa hoa đăng cầu một mùa mới tốt tươi, vạn vật no ấm:
![[Hình: dfc8eb6080e4a8cf5efe4e55ec773663_40630758.image192.jpg]](https://example.com//687474703a2f2f6e69382e7570616e682e636f6d2f62312e73312e64352f64666338656236303830653461386366356566653465353565633737333636335f34303633303735382e696d6167653139322e6a7067)
![[Hình: a65aa0fa46462746160dd323c71cd0a2_40630765.image193.jpg]](https://example.com//687474703a2f2f6e69352e7570616e682e636f6d2f62312e7331352e64312f61363561613066613436343632373436313630646433323363373163643061325f34303633303736352e696d6167653139332e6a7067)
![[Hình: 1b5a5a034700bae02bf5566b1c27fe55_40630914.image200.jpg]](https://example.com//687474703a2f2f6e69342e7570616e682e636f6d2f62362e7332342e64312f31623561356130333437303062616530326266353536366231633237666535355f34303633303931342e696d6167653230302e6a7067)
Các cụ trong đội nhạc cụ truyền thống. Các buổi biểu diễn văn nghệ truyền thống sẽ không ra trò nếu thiếu tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng kèn... của các cụ.
Tiếp đến là các nghi lễ cúng bái do Thầy Kiển chủ trì, cùng với các trưởng tộc làm lễ dâng hương lên thành hoàng làng
![[Hình: d8ddd5b8ed1780763d0e86369a31c10a_40631027.image204.jpg]](https://example.com//687474703a2f2f6e69372e7570616e682e636f6d2f62342e7332352e64312f64386464643562386564313738303736336430653836333639613331633130615f34303633313032372e696d6167653230342e6a7067)
![[Hình: 050256ade9bc1f8c92151eba635dad30_40631031.image208.jpg]](https://example.com//687474703a2f2f6e69312e7570616e682e636f6d2f62322e7332342e64322f30353032353661646539626331663863393231353165626136333564616433305f34303633313033312e696d6167653230382e6a7067)
![[Hình: cc531df7d3b1ccc7bdb0bbd5f945d56f_40631032.image207.jpg]](https://example.com//687474703a2f2f6e69322e7570616e682e636f6d2f62332e7331352e64312f63633533316466376433623163636337626462306262643566393435643536665f34303633313033322e696d6167653230372e6a7067)
Các vị tộc trưởng của các dòng họ rửa và lau tay sạch sẽ trước khi vào nội điện làm lễ tế.
![[Hình: afc09015704769faafc61252b5f9b2fb_40631099.image216.jpg]](https://example.com//687474703a2f2f6e69392e7570616e682e636f6d2f62312e7331352e64312f61666330393031353730343736396661616663363132353262356639623266625f34303633313039392e696d6167653231362e6a7067)
![[Hình: ef68c310a585c1a067232d77a9d1af62_40631102.image217.jpg]](https://example.com//687474703a2f2f6e69322e7570616e682e636f6d2f62332e7331332e64352f65663638633331306135383563316130363732333264373761396431616636325f34303633313130322e696d6167653231372e6a7067)
![[Hình: 9a1c67659dd085fa550ff649120f2c77_40631105.image219.jpg]](https://example.com//687474703a2f2f6e69352e7570616e682e636f6d2f62332e73312e64352f39613163363736353964643038356661353530666636343931323066326337375f34303633313130352e696d6167653231392e6a7067)
Một nét đáng ghi nhận là một số con em của quê hương thành đạt ở phương xa đều làm lễ dâng hương cùng với mâm cúng, hoặc góp hương hỏa cho đình làng bằng tiền mặt bỏ vào Hộp quỹ tình nghĩa của đình được đặt ngay trước cửa vào gian chính đình làng.
![[Hình: 20e56ae490ed2e62006e9b63fcb9011f_40631309.image201.jpg]](https://example.com//687474703a2f2f6e69392e7570616e682e636f6d2f62342e73312e64352f32306535366165343930656432653632303036653962363366636239303131665f34303633313330392e696d6167653230312e6a7067)
![[Hình: 830270836e691824b854ff1880cd2f07_40631312.image203.jpg]](https://example.com//687474703a2f2f6e69322e7570616e682e636f6d2f62342e73312e64352f38333032373038333665363931383234623835346666313838306364326630375f34303633313331322e696d6167653230332e6a7067)
Chị Lương Thị Hiệp, một người con của quê hương ăn ra mần được ở Đức, trong chuyến về quê ăn tết cũng đang thể hiện tấm lòng của mình.
Nhìn chung buổi Lễ cầu yên được làm gọn gàng trong buổi sáng theo đúng yêu cầu đúng thủ tục và quan trọng hơn cả là "tiết kiệm". Vì lễ diễn ra vào đúng ngày rằm tháng Giêng nên xem ra người làng đến xem không được đông đảo như hồi khánh thành đình làng. Một phần là thiếu khâu thông tin truyền thông (không thấy thông báo trên các loa truyền thanh của thôn từ trước đó). Một phần là do bà con đang chuẩn bị lo cho lễ cúng ngày rằm. Riêng các bộ phận có "máu mặt" của làng thì đông đảo hơn cả. Sự đông vui và náo nhiệt hứa hẹn vào ngày mai (16 tháng Giêng, âm lịch), khi làng mở Lễ hội cầu mùa, cầu cho một năm được mùa tôm cá, dân làng ấm no hạnh phúc.
Lễ Cầu mùa sáng ngày 7/2/2012 (16 tháng Giêng ÂL)
Buổi lễ được tổ chức trang trọng với sự có mặt của một số vị lãnh đạo huyện, xã cùng đông đảo bà con trong làng. Với đủ trình tự thủ tục tâm linh của một lễ cầu mùa vùng biển. Tuy nhiên, mang tiếng là lễ hội nhưng có lẽ là đúng một nửa vì chỉ có lễ mà hầu như không có hội.
Thực đơn buổi lễ là như thế này:
Trò chơi được coi là cốt lõi của phần hội thì gần như không có thanh thiếu niên tham gia, không có ai đăng ký chơi, nên BTC cũng mệt mỏi lo thu xếp đồ đạc, chỉ có một số cụ bô lão chơi một chút gọi là vừa cổ động cho con cháu vừa làm cho có "hình thức". Cũng phải thông cảm vì gió mùa về đuổi sau lưng lễ hội mất rồi.
Sau đây là một số hình ảnh của Lễ Cầu mùa:
![[Hình: f485a1c5bb1d5ddcabac1dc13283d88b_40668958.image199.jpg]](https://example.com//687474703a2f2f6e69382e7570616e682e636f6d2f62312e73332e64312f66343835613163356262316435646463616261633164633133323833643838625f34303636383935382e696d6167653139392e6a7067)
<a href="http://www.upanh.com/image209_upanh/v/0nq3cy8mbzp.htm"><img src="http://ni1.upanh.com/b2.s3.d2/016e623be9e61092aeac056773261982_40668971.image209.jpg" /></a>
Hấp dẫn nhất là trò Xung đu nhưng "mất hứng" vì phải cần sự nhiệt tình leo lên bằng dây của bác Nguyễn Biếu để sửa như thế này:
Mặc lễ hội, còn các công nhân thì vẫn đang nỗ lực cho kịp tiến độ hoàn thành công trình đê sông đê biển phía bờ Nam sông Dinh xã Nhân Trạch trước mùa mưa lũ:
Nhìn chung thì hai lễ lớn của cả làng như thế là thành công tốt đẹp. Vừa xong thì mưa phùn gió rét về. Coi như thế là cũng "mĩ mãn". Tôi nhận thấy nét ưu tư trên vẻ mặt Mệ Niếu, không biết là vì lý do tuổi tác mệt mỏi hay cụ vẫn chưa tìm được lớp trẻ tâm đắc để truyền nghề, hay là vì thiếu nhiệt tình của tuổi trẻ? Tất cả qua đi còn đó những dấu hỏi rồi dần dần sẽ được trả lời hết, mọi người chờ xem sao.
Ngoài kia, sóng vẫn vỗ rì rầm miên man trong làn gió bấc về hòa cùng tiếng máy ủi, máy xúc rộn vang trên công trường. Nhân Trạch vào mùa mới rộn ràng với tràn trề hy vọng một năm mới thắng lợi bội thu.
Lạy Trời, cầu Người là như vậy!!
"Phóng viên tập sự"
Xuân Phạm